Thông tin về Visa Schengen
Các nước sau thuộc khối Schengen : Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Lettonia, Lituanie, Malta, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Slovénia, Thụy Điển, Thụy Sĩ.
Nộp hồ sơ xin thị thực tại quốc gia nào trong khối Schengen :
Trong trường hợp sẽ lưu trú tại nhiều quốc gia trong khối Schengen, cần nộp hồ sơ xin thị thực Schengen ngắn hạn tại cơ quan lãnh sự là "điểm đến chính" của chuyến đi.
Cách xác định quốc gia nào là "« điểm đến chính » ?
Quốc gia « điểm đến chính » là quốc gia mà ở đó đương đơn sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi.
Trong trường hợp mục đích của chuyến đi là giống nhau trong tất cả các quốc gia sẽ đặt chân đến, Quốc gia « điểm đến chính » là nơi mà đương đơn sẽ lưu lại lâu nhất.
Trong trường hợp cả mục đích chuyến đi lẫn thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia đều giống nhau, Quốc gia « điểm đến chính » là nơi mà đương đơn sẽ đặt chân xuống đầu tiên.
Thị thực Schengen không cho phép lưu trú tại các vùng trong Lãnh thổ Pháp tại hải ngoại. Nếu cần đến các vùng nêu trên, cần xin một visa đặc biệt.
Nộp hồ sơ như thế nào ?
Đương đơn đích thân nộp hồ sơ tại Đại sứ quán hoặc Thổng lãnh sự quán của nước đó trong khối Schengen
Không xem xét hồ sơ gửi qua đường bưu điện, fax hay thư điện tử
Thông tin cần biết
Đương đơn xin thị thực phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Hồ sơ xin thị thực phải nộp sớm nhất 3 tháng hay trễ nhất 15 ngày trước ngày dự định đi.
Thời gian xem xét hồ sơ xin thị thực trung bình là 15 ngày.
Các dữ kiện sinh học (10 dấu vân tay và ảnh kỹ thuật số) được lấy tại thời điểm nộp hồ sơ.
Hồ sơ được xem xét dựa trên các giấy tờ do quý vị cung cấp. Tại quầy nhận hồ sơ, không yêu cầu nộp thêm giấy tờ bổ sung. Nếu trong hồ sơ của quý vị thiếu một văn bản, có nghĩa là quý vị không thể hoặc không muốn cung cấp văn bản đó.
Việc hồ sơ không hoàn chỉnh có khả năng đưa đến quyết định từ chối cấp thị thực. Tuy nhiên, cung cấp đầy đủ các văn bản không bảo đảm đương nhiên được cấp thị thực.
Khi cần thiết, đương đơn có thể được mời đến phỏng vấn và được yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ.
Tất cả giấy tờ bằng tiếng Việt phải kèm theo bản dịch hợp lệ (có dấu công chứng của phòng tư pháp) sang tiếng Pháp hay tiếng Anh.
Các giấy tờ khi nộp phải có kèm theo bản sao (photocopie). Bản sao sẽ được ký xác nhận hợp lệ khi trình bản chính. Phòng visa chỉ giữ lại bản sao. Bản chính được trả lại ngay cho khách.
Các bản sao phải là cỡ giấy A4.
Không chấp nhận văn bản là fax hay e-mail.
Đương đơn phải tự lựa chọn loại thị thực mà mình muốn xin và cung cấp các giấy tờ chứng minh phù hợp. Theo đó, phòng thị thực sẽ xem xét hồ sơ. Quyết định cấp hay từ chối cấp thị thực được thành lập dựa trên nội dung hồ sơ mà đương sự đã nộp.
Thủ tục xin visa Schengen
Bạn hãy chọ click vào các mục của từng nước trong phần " Visa Châu Âu " của chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Giới thiệu về Visa Á Âu
- Phải làm gì khi bị từ chối cấp visa du lịch Úc?
- 3 lý do đơn xin visa du lịch Úc bị từ chối
- Thẻ xanh Mỹ đi được những nước nào – Quyền lợi của người có thẻ xanh
- Cập nhập mới nhất về việc xin visa Đài Loan có điều kiện
- Hàn Quốc dừng cấp visa 5 năm cho người Việt có sổ tạm trú
- Nhật Bản sở hữu tấm hộ chiếu quyền lực nhất - Việt Nam xếp hạng 87
- Công dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ được miễn visa Schengen
- Kinh nghiệm du lịch Châu Âu tự túc
- Top 9 quốc gia đáng đến ít nhất một lần trong đời
- Du lịch Thổ Nhĩ Kì - Vé về quá khứ tại Thành Troy và đế chế La Mã cổ xưa
- 11 quốc gia khó nhập cảnh nhất thế giới