Tìm hiểu về visa khối Schengen
I . Hiệp ước Schengen là hiệp ước về đi lại tự do do một số nước Châu Âu ký kết. Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong ngày 19 tháng 6 năm 1990. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25 tháng 6 năm 1991.
Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên.
Đối với công dân thuộc khối hiệp ước Schengen chỉ cần có visa của một trong 27 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen.
Tính đến 1 tháng 1 năm 2023, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 27 nước, được gọi là các quốc gia thuộc khối Schengen.
Các quốc gia này bao gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein và Croatia (trong đó có 22 nước thuộc khối Liên minh châu Âu)
Thành viên Hiệp ước Schengen
II. Vùng lãnh thổ ngoại trừ - Các lãnh thổ ngoài châu Âu dưới đây:
- của Pháp: Guadeloupe, Martinique, Guyane thuộc Pháp, Réunion, Mayotte, Saint-Barthélemy, Saint-Martin, Nouvelle Calédonie, Polynésie thuộc Pháp, Saint Pierre và Miquelon, Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp, Wallis và Futuna
- của Hà Lan: quần đảo Antille thuộc Hà Lan, Aruba
- của Đức: quần đảo Helgoland (ở Bắc hải)
- của Na Uy: Quần đảo Svalbard
- của Đan Mạch: đảo Greenland và Quần đảo Faroe (trên lý thuyết không thuộc vùng Schengen nhưng trên thực tế có việc đi lại tự do giữa vùng Schengen và các lãnh thổ này)
- của Ý: thị xã Livigno (tỉnh Sondrio, vùng Lombardia) và Campione (nằm lọt trong đất Thụy Sĩ)
- của Kypros: miền Bắc đảo Kypros
III. Các lãnh thổ không gia nhập
- San Marino (không gia nhập nhưng có biên giới mở với Ý)
- Monaco (coi như một phần của Pháp, nhà chức trách Pháp kiểm soát hải cảng Monaco)
- Vatican (có biên giới mở với Ý và đã ngỏ ý muốn gia nhập, hiện có sự hợp tác chặt chẽ về an ninh trong hệ thống thông tin Schengen (système d'information de Schengen)
- Andorra
- Hy Lạp (tuy gia nhập, nhưng đối với công dân của Cộng hòa Macedonia muốn vào Hy Lạp vẫn phải xin visa của Hy Lạp)
- Anh và Ireland (chỉ ký thỏa thuận hợp tác về an ninh và cảnh sát
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Giới thiệu về Visa Á Âu
- Phải làm gì khi bị từ chối cấp visa du lịch Úc?
- 3 lý do đơn xin visa du lịch Úc bị từ chối
- Thẻ xanh Mỹ đi được những nước nào – Quyền lợi của người có thẻ xanh
- Cập nhập mới nhất về việc xin visa Đài Loan có điều kiện
- Hàn Quốc dừng cấp visa 5 năm cho người Việt có sổ tạm trú
- Nhật Bản sở hữu tấm hộ chiếu quyền lực nhất - Việt Nam xếp hạng 87
- Công dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ được miễn visa Schengen
- Kinh nghiệm du lịch Châu Âu tự túc
- Top 9 quốc gia đáng đến ít nhất một lần trong đời
- Du lịch Thổ Nhĩ Kì - Vé về quá khứ tại Thành Troy và đế chế La Mã cổ xưa
- 11 quốc gia khó nhập cảnh nhất thế giới