Thủ tục xin Visa Pháp thăm thân chi tiết
Visa Pháp thăm thân là một trong những diện visa được nhiều người Việt quan tâm. Tuy không quá phức tạp như visa đoàn tụ, lao động hay du học, nhưng quy trình xét duyệt vẫn đòi hỏi hồ sơ đầy đủ, rõ ràng và đúng yêu cầu. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị ra sao, tỷ lệ đậu có cao không? Hãy cùng Visa Á Âu tìm hiểu chi tiết thủ tục xin visa ngay sau đây!
Tìm hiểu thủ tục xin Visa Pháp thăm thân chi tiết
Visa Pháp thăm thân là gì?
Visa Pháp thăm thân là loại thị thực ngắn hạn dành cho những người có nhu cầu sang Pháp để thăm người thân, bạn bè hoặc người yêu đang sinh sống và làm việc tại quốc gia này. Thị thực này cho phép người được cấp visa lưu trú tại Pháp trong thời gian tối đa 90 ngày. Visa có thể được cấp dưới dạng nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần, tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Đặc biệt, visa thăm thân Pháp thuộc nhóm visa Schengen, nghĩa là bạn không chỉ được nhập cảnh và lưu trú tại Pháp, mà còn có thể tự do đi lại trong khu vực Schengen - gồm 27 quốc gia châu Âu đã ký kết hiệp ước cho phép di chuyển tự do mà không cần kiểm tra hộ chiếu tại các cửa khẩu nội khối, miễn là visa vẫn còn hiệu lực.
Xin visa thăm thân Pháp mất bao lâu?
Thời gian xét duyệt visa Pháp mất bao lâu? Thời gian xét duyệt visa thăm thân Pháp thường dao động từ 15 đến 21 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm du lịch, thời gian xử lý có thể kéo dài do lượng hồ sơ tăng đột biến. Vì vậy, để đảm bảo tiến độ, bạn nên chủ động nộp hồ sơ sớm. Lãnh sự quán cho phép nộp hồ sơ sớm nhất là 6 tháng và muộn nhất là 15 ngày trước ngày dự định khởi hành.
Thời gian xét duyệt visa thăm thân Pháp thường dao động từ 15 đến 21 ngày
Điều kiện để được cấp visa Pháp thăm thân là gì?
Để có thể xin visa Pháp thăm thân thành công, người nộp hồ sơ cần đáp ứng đầy đủ một số tiêu chí mà cơ quan Lãnh sự quy định. Cụ thể, những yêu cầu cơ bản bao gồm:
- Là công dân Việt Nam có thân nhân đang cư trú hợp pháp tại Pháp, không phân biệt độ tuổi hay giới tính.
- Có hồ sơ pháp lý trong sạch, chưa từng vi phạm luật xuất nhập cảnh của Pháp hoặc Việt Nam trong quá khứ.
- Không có tiền án, tiền sự về các hành vi vi phạm hình sự hoặc dân sự tại thời điểm nộp đơn.
- Không liên quan đến việc sử dụng hoặc buôn bán chất gây nghiện, chất kích thích bất hợp pháp.
- Mục đích chuyến đi phải rõ ràng là để thăm người thân, bạn bè và tổng thời gian lưu trú tại Pháp (hoặc khu vực Schengen) không vượt quá 90 ngày.
- Có khả năng chứng minh được tình trạng công việc, tài chính ổn định và các ràng buộc rõ ràng tại quốc gia đang sinh sống để đảm bảo quay về sau chuyến đi.
- Cam kết rời khỏi lãnh thổ Schengen đúng thời hạn ghi trên visa.
- Chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng liên quan đến phương tiện di chuyển, nơi lưu trú và bảo hiểm du lịch trong suốt thời gian lưu trú.
Mục đích chuyến đi phải rõ ràng là để thăm người thân, bạn bè sống tại Pháp
Tham khảo thêm>> Các loại visa Pháp
Giấy tờ cần chuẩn bị khi xin visa Pháp thăm thân
Việc xin visa Pháp diện thăm thân sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn nắm rõ và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo đúng yêu cầu. Dưới đây là danh sách những hồ sơ quan trọng bạn cần có trong quá trình nộp đơn.
Hồ sơ đối với đương đơn
Để hoàn thiện hồ sơ xin visa thăm thân Pháp, đương đơn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nhân thân nhằm xác minh thông tin cá nhân và tình trạng gia đình. Cụ thể bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Ảnh thẻ: Cần chuẩn bị 2 ảnh cỡ 3.5x4.5cm, chụp chính diện, nền trắng, không đội mũ, không đeo kính và không để tóc che trán. Ảnh phải được chụp trong vòng 3 tháng gần nhất.
- Hộ chiếu: Hộ chiếu gốc còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự định nhập cảnh.
- Căn cước công dân: Bản sao CCCD còn hạn sử dụng của người nộp hồ sơ.
- Sổ hộ khẩu (Giấy xác nhận thông tin về cư trú): Bản sao sổ hộ khẩu gồm đầy đủ các trang có thông tin, hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú (thay cho hộ khẩu đã hủy bỏ).
- Giấy đăng ký kết hôn: Nếu đã lập gia đình, cần nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh tình trạng hôn nhân.
- Giấy khai sinh của con: Nếu có con, cần cung cấp bản sao giấy khai sinh của từng người con để bổ sung thông tin gia đình.
Hồ sơ nghề nghiệp và minh chứng tài chính:
Việc chứng minh tài chính là yêu cầu quan trọng để đảm bảo rằng người xin visa có đủ khả năng tự chi trả cho chuyến đi và các chi phí sinh hoạt trong thời gian ở Pháp. Điều này giúp đảm bảo rằng đương đơn không phải dựa vào nguồn tài trợ từ người khác hay hệ thống an sinh xã hội của Pháp.
Đối tượng |
Hạng mục giấy tờ cần chuẩn bị |
Người lao động |
- Hợp đồng lao động hiện tại - Đơn xin nghỉ phép trùng với lịch trình chuyến đi - Giấy tờ sở hữu xe ô tô (nếu có) - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất đai (nếu có) - Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tối thiểu 200.000.000 VND - Sao kê tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng trong 6 tháng gần nhất |
Người kinh doanh tự do/kinh doanh online |
- Hợp đồng kinh tế từng ký (nếu có) - Các giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh như ảnh chụp trang bán hàng, hồ sơ đầu tư, bằng cấp chuyên môn (nếu có) - Tài liệu liên quan đến chứng khoán hoặc hoạt động tài chính khác |
Chủ doanh nghiệp |
- Giấy phép đăng ký kinh doanh - Sao kê tài khoản công ty 3 tháng gần nhất - Giấy tờ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ thuế doanh nghiệp trong 3 tháng gần nhất |
Trẻ vị thành niên, học sinh, sinh viên |
- Xác nhận là học sinh/sinh viên có dấu xác nhận từ nhà trường - Các giấy tờ học tập như giấy khen, giấy xin nghỉ học - Bản sao giấy khai sinh Lưu ý: Nếu trẻ đi cùng cha/mẹ hoặc người giám hộ, cần giấy đồng ý có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Cả cha và mẹ (hoặc người có quyền nuôi dưỡng) phải ký tên khi nộp hồ sơ. |
Người đã nghỉ hưu |
- Quyết định nghỉ hưu - Thẻ hưu trí - Giấy tờ nhận lương hưu hàng tháng hoặc sao kê tài khoản nhận lương hưu trong vòng 6 tháng gần nhất |
Hồ sơ chứng minh mục đích chuyến đi:
Để chứng minh mục đích chuyến đi, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ quan trọng như dưới đây, vì những tài liệu này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian visa được cấp:
- Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi thể hiện rõ thời gian dự kiến đến và rời khỏi Pháp.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm du lịch với mức chi trả tối thiểu là 30.000 euro, bao gồm các chi phí y tế và hồi hương trong thời gian lưu trú tại khu vực Schengen.
- Lịch trình tham quan hoặc kế hoạch di chuyển chi tiết trong suốt thời gian lưu trú, nêu rõ các địa điểm dự định sẽ ghé thăm tại Pháp.
Hồ sơ của người bảo lãnh tại Pháp
Bên cạnh hồ sơ của người nộp tại Việt Nam, người bảo lãnh đang sinh sống tại Pháp cũng cần chuẩn bị một số giấy tờ quan trọng nhằm chứng minh mối quan hệ, năng lực tài chính cũng như sự cam kết tiếp đón khách. Cụ thể gồm có:
- Giấy bảo lãnh: Được cấp bởi tòa thị chính nơi người mời đang cư trú. Đây là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ xin visa diện thăm thân.
- Giấy tờ tùy thân: Bản sao hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân Pháp (CNI), hoặc giấy cư trú hợp pháp đối với người nước ngoài đang sống tại Pháp.
- Chứng từ thuế gần nhất: Bản sao giấy khai thuế thu nhập cá nhân hoặc thông báo thuế gần nhất nhằm chứng minh tình hình tài chính.
Lưu ý: Tất cả tài liệu nên được photo và công chứng rõ ràng. Khi nộp hồ sơ, bạn cần mang theo bản gốc để đối chiếu theo yêu cầu của cơ quan lãnh sự.
Xem thêm>>
Hướng dẫn chi tiết quy trình xin visa Pháp thăm thân
Nếu bạn đang có kế hoạch sang Pháp để thăm người thân, việc nắm rõ quy trình xin visa là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn từng bước giúp bạn chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục xin visa đi Pháp thăm thân một cách chính xác, tiết kiệm thời gian và tăng khả năng đậu visa.
Bước 1: Xác định loại thị thực phù hợp và tạo tài khoản:
Trước tiên, bạn cần xác định rõ mục đích chuyến đi là thăm thân để chọn loại visa phù hợp. Sau đó, truy cập trang web chính thức France-Visas và tạo một tài khoản cá nhân. Đây là bước bắt buộc để bạn có thể điền tờ khai xin visa online, nhận danh sách giấy tờ cần chuẩn bị và tiếp tục các bước tiếp theo trong quy trình xin visa.
Bước 2: Điền tờ khai thông tin visa:
Sau khi đăng nhập, hãy hoàn tất mẫu đơn xin visa diện thăm thân theo từng bước hướng dẫn. Khi gửi đơn thành công, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các giấy tờ cần nộp phù hợp với loại visa bạn chọn.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu:
Dựa trên danh sách được cung cấp từ hệ thống, bạn cần thu thập và sắp xếp các giấy tờ cần thiết, đảm bảo đầy đủ, chính xác và theo đúng quy định.
Bước 4: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ:
Bạn có thể lựa chọn một trong hai phương án để đặt lịch:
- Đặt lịch trực tuyến: Truy cập website chính thức của TLSContact (https://fr.tlscontact.com), tạo tài khoản, xác thực email, sau đó chọn ngày, giờ và trung tâm tiếp nhận phù hợp.
- Gọi điện đặt hẹn (dành cho đặt lịch hẹn đoàn): Liên hệ đến tổng đài của TLSContact theo số 024 3939 2662, hoạt động từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (08:00–12:00 & 13:30–16:30). Hãy chuẩn bị thông tin cá nhân, số hộ chiếu và mã hồ sơ trước khi gọi.
Bước 5: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trung tâm tiếp nhận thị thực Pháp TLS Contact:
Mang đầy đủ giấy tờ theo đúng lịch hẹn đến một trong hai trung tâm tiếp nhận sau:
- Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm.
- TP. HCM: Tầng 14, Tòa nhà Vincom Đồng Khởi, Quận 1.
Tại đây, bạn sẽ cung cấp dữ liệu sinh trắc học (vân tay và ảnh chân dung) và thanh toán các loại phí liên quan.
Bước 6: Theo dõi kết quả và nhận visa:
Đăng nhập lại tài khoản TLSContact để kiểm tra tiến độ xử lý hồ sơ. Khi có kết quả, bạn sẽ nhận được thông báo qua email hoặc tin nhắn. Sau đó, bạn đến trung tâm tiếp nhận để nhận lại hộ chiếu có dán visa Pháp thăm thân, sẵn sàng cho chuyến đi của mình.
6 bước trong quy trình xin visa Pháp thăm thân
Quy định về sinh trắc học khi xin visa Pháp đối với công dân Việt Nam
Khi làm thủ tục xin visa Pháp, mọi đương đơn từ 12 tuổi trở lên đều bắt buộc phải cung cấp dữ liệu sinh trắc học, bao gồm ảnh chân dung và dấu vân tay. Việc này được thực hiện trực tiếp tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ. Ảnh chân dung có thể được quét hoặc chụp tại chỗ theo đúng tiêu chuẩn.
Trong trường hợp bạn đã từng được cấp visa Schengen trong vòng 59 tháng gần đây và dữ liệu sinh trắc học vẫn còn hiệu lực, bạn có thể tái sử dụng thông tin cũ. Lúc này, không cần đến trực tiếp, bạn có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thay với thư ủy quyền có chữ ký hợp lệ.
Riêng trẻ em dưới 12 tuổi sẽ được miễn cung cấp dữ liệu sinh trắc học. Tuy nhiên, hồ sơ của trẻ vẫn cần được nộp bởi cha mẹ hoặc người được ủy quyền hợp pháp, kèm ảnh đúng chuẩn theo hướng dẫn quốc tế (OACI).
Khi xin visa Pháp thăm thân, bạn cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố then chốt như mục đích chuyến đi, mối quan hệ với người mời và khả năng tài chính cá nhân - đây đều là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời hạn visa được cấp. Nếu bạn đang cần hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ hoặc muốn tăng tỷ lệ đậu visa, hãy liên hệ ngay với Visa Á Âu - đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ visa Pháp thăm thân tận tâm, uy tín!
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Quy định về ảnh visa Pháp theo quy định của Đại sứ quán
- Hướng dẫn cách xem kết quả visa Pháp online chính xác
- Có visa Pháp đi được những nước nào trên thế giới?
- Thời gian xét duyệt visa Pháp trong bao lâu có kết quả?
- Tìm hiểu các loại visa Pháp chi tiết và đầy đủ nhất
- Thông tin mới nhất về visa Pháp năm 2025 không thể bỏ qua
- Dịch vụ xin visa Pháp uy tín
- Thủ tục hồ sơ xin visa Pháp mới nhất năm 2025
- Visa Pháp công tác
- Kinh nghiệm và thủ tục xin visa du lịch Pháp tỷ lệ đậu cao